Cách hạn chế lỗ rỗng Void (composite)

Bởi vì lỗ rỗng được xem như là các sai hỏng của vật liệu, nhiều phương pháp được áp dụng để làm hạn chế sự tạo thành của chúng trong vật liệu. Thông thường thì sử dụng một hệ thống chân không kín và hấp nhựa dưới áp suất và nhiệt độ sẽ tối thiểu hoặc ngăn chặn được sự tạo thành lỗ rỗng.

Sử dụng hệ thống chân không kết hợp với hấp nhựa là một phương pháp phổ biến trong công nghiệp để đạt được tỉ lệ lỗ rỗng thấp. Sử dụng hút chân không để làm giảm lỗ rỗng bằng cách hút hết không khí còn tồn đọng trong nhựa và giữa các lớp. [8]

Tối ưu hóa tốc độ đẩy nhựa vào lớp thường được tính để tối thiểu hóa các lỗ rỗng trong các vật liệu dạng Đúc Nhựa (Resin Transfer Molded - đưa nhựa khuôn vào để đúc). Dựa vào tốc độ dòng chảy nhựa (v), phần trăm lỗ rỗng lớn (V1) và lỗ rỗng nhỏ (V2)

V 1 = − 32.28 − 11.8 ⋅ l o g ( v ) {\displaystyle V1=-32.28-11.8\cdot log(v)} V 2 = 6.35 + 2.35 ⋅ l o g ( v ) {\displaystyle V2=6.35+2.35\cdot log(v)}

Một tỉ lệ tối ưu hóa có thể tính được và tỉ lệ lỗ rỗng có thể được giảm xuống, do đó cải thiện được thuộc tính của vật liệu[9]